- Giới thiệu về cây sung
- Ý nghĩa của cây sung
- Phân biệt cây sung bonsai với các loại cây bonsai khác
- Cách tạo dáng cây sung bonsai
- Làm yếu cành
- Tiến hành tạo dáng
- Làm lá sung nhỏ
- Kích thích ra trái
- Các dáng cây bonsai cơ bản
- Dáng thác đổ – dáng huyền
- Dáng hoành
- Dáng trực
- Gợi ý một số mẫu cây sung bonsai đẹp nhất hiện nay
Cây sung có lẽ là một loại cây vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài việc sử dụng lá và quả của cây sung để ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh thì hiện nay cây sung còn được xem như một loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc và tránh những thứ không may mắn và xui xẻo cho gia chủ. Vậy nên rất nhiều gia đình không chỉ trồng sung cảnh ngoài vườn, ngoài sân mà còn trồng sung cảnh mini hay sung bonsai trong nhà. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu cách tạo dáng cây sung cảnh và một số mẫu cây sung bonsai đẹp nhé!
Giới thiệu về cây sung
Cây sung với tên khoa học là Ficus racemosa, là loại cây thuộc họ dâu tằm. Ở một số địa phương khác thì cây sung còn có tên là cây ưu đàm hoặc cây tụ quả dong. Cây sung thuộc loài thực vật thân gỗ, có kích thước lớn và vỏ màu nâu xám. Thông thường cây sẽ cao từ 25-30m với đường kính khoảng 60-90cm.
Lá sung thông thường có dạng trứng hoặc hình mũi mác màu xanh, có màng và lông tơ. Cuống lá dài khoảng 2-3 cm nối với lá dài khoảng 1.5-2cm. Lá sung mọc so le và rụng khá sớm. Cây sung có hoa, mọc đơn tính, hoa đực và hoa cái sẽ nằm trên cùng một cây. Quả sung có hình tròn, mọc thành các chùm trên các cành ngắn hoặc ở các nách lá. Khi còn non, quả sung có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu cam hơi đỏ rồi đỏ thẫm.
Cây sung thường mọc nhiều tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt tại các khu vực có đất ẩm ven sông suối và đặc biệt xuất hiện nhiều ở các vùng thuộc Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,… Tại nước ta, cây sung được trồng phổ biến rộng rãi khắp cả 3 miền như một loại cây ăn quả và cây cảnh. Một số cây sung cảnh đẹp thậm chí còn được bán với giá hàng tỉ đồng.
Ý nghĩa của cây sung
Cây sung thuộc bộ tam đa bao gồm cây lộc vừng, thiên tuế và cây sung. Chính vì thế nên đây là một loại cây quý có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Chữ “sung” còn có nghĩa là sung túc nên cây sung cũng là biểu tượng cho sự sung túc và đủ đầy cho con người. Trồng cây sung ở trong nhà sẽ mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn.
Cây sung phong thủy không chỉ là một loại cây trồng để trấn nhà và thu hút tài lộc. Quả sung khi mọc nhiều thành chùm và gắn kết sít sao với nhau là đại diện cho sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Hình dạng quả sung tròn trịa mang ý nghĩa về sự viên mãn và đủ đầy trong cuộc sống.
Phân biệt cây sung bonsai với các loại cây bonsai khác
Một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của sung chính là thân cây. Thân hoặc rễ cây có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho cây sung cảnh một diện mạo cân đối. Thân cây sung dày hơn ở gốc rất nhiều so với ngọn cây.
Kiểu dáng này của cây sung cảnh đạt được bằng cách phân bổ sự phát triển của cây cho các nhánh ngay phía trên các khu vực mỏng của thân cây. Khu vực này sẽ nhận được sự gia tăng các chất dinh dưỡng và phát triển dày hơn. Việc cắt tỉa toàn bộ cây trừ các nhánh phía trên phần mỏng của thân cây sung chính là bí quyết chính.
Hình dạng tổng thể của thân cây sung cũng là một trong những đặc điểm rất bắt mắt nhất của loại cây cảnh này. Hầu hết những nghệ nhân trồng thành công và uốn cong thân cây sung ngay khi nó đạt đến một độ dày nhất định. Do đó, điều quan trọng khi mua một cây bonsai sung là phải xem xét hình dạng của thân cây.
Cách tạo dáng cây sung bonsai
Thời điểm tốt nhất cho việc tạo dáng cây sung bonsai thường là vào mùa hè. Đây là thời điểm cây sung có sức sống mạnh và đang ra chồi non nên cây sẽ dễ uốn hơn đồng thời sẽ ít cản trở đến sự phát triển của cây giúp cây phục hồi nhanh sau những tổn thương trong quá trình uốn nắn. Dưới đây là các bước tạo dáng cây sung cảnh dành cho các bạn tham khảo.
-
Làm yếu cành
Ngay dưới vỏ cây sung chính là các tế bào sống bao phủ phần lõi gỗ bên trong. Phần lõi giữ cho cấu trúc của thân và cành cây được ổn định và không bị ngã đổ. Quá trình làm yếu cành chủ yếu chính là làm yếu phần lõi để có thể uốn cây dễ dàng hơn. Việc làm yếu hoặc lấy đi phần lõi sẽ khiến cho cả cành cây mềm yếu và dễ uốn hơn rất nhiều.
-
Tiến hành tạo dáng
Để việc uốn dễ dàng hơn, đầu tiên hãy cắt bỏ các lá thừa để tránh vướng víu và bất tiện trong quá trình tạo dáng. Các cành xấu, bị bệnh, héo hoặc là có dáng xấu cũng cần cắt bỏ để tránh làm mất mỹ quan gây ảnh hưởng đến các thế của cây sung cảnh.
Bắt đầu uốn thân cây trước tiên sau đó đến các cành chính sau đó mới uốn nắn các cành phụ để thành hình dạng đẹp. Lưu ý thao tác cần cẩn thận để không làm gãy hoặc tổn thương cây sung.
Sử dụng các dây kẽm nhỏ để quấn thân cây với một đầu dây cắm sâu trong đất. Tránh quấn dây quá chặt sẽ làm bị thương cây hoặc quá lỏng thì sẽ làm hỏng thế uốn. Muốn có một cây sung bonsai với thế đẹp thì cần phải lưu ý điều chỉnh dây kẽm vừa đủ để phù hợp với sự sinh trưởng của cây.
-
Làm lá sung nhỏ
Một yếu tố cần thiết để tạo nên một cây sung bonsai đẹp đó là lá cây. Những chiếc lá cứng và nhỏ đều sẽ phù hợp nhất. Để có những chiếc lá nhỏ, cần phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ lá trên cây và chỉ để lại phần cuống cho đến khi lá mới nhú ra thì người trồng lưu ý không nên tưới nước cho cây.
Lá sung non khi bị thiếu nước sẽ không phát triển dài ra nữa mà sẽ nhỏ và đanh lại. Đợi đến lúc toàn bộ lá sung trên cây đã già và cứng với màu xanh thẫm thì lúc này có thể tưới nước bình thường cho cây.
-
Kích thích ra trái
Để cây sung bonsai có hình dáng đẹp nhất thì quả sung cũng phải đẹp và tròn trịa. Cách để cây sung ra quả nhanh chính là vặt vỏ lá và dừng tưới nước trong 15 đến 20 ngày. Sau khi cây sung ra lá mới và tiếp tục chăm sóc như bình thường thì cây sẽ cho ra nụ và quả nhanh hơn.
Các dáng cây bonsai cơ bản
Dáng thác đổ – dáng huyền
Đây là kiểu dáng bonsai phổ biến nhất hiện nay, dáng thác đổ có hình dáng như thác nước đang chảy là thuộc 1 trong những dáng cơ bản của cây cảnh bonsai. Là dáng cây mọc trên sườn núi dốc đứng và có chiều hướng ngọn đổ xuống dưới. Gốc cây thường sẽ nằm ở phía trên ngọn và cành thì mọc xuôi xuống phía dưới. Kiểu dáng này có các nhánh thấp nhất sẽ thấp hơn đáy chậu để tạo ra được một khung cảnh thác nước đổ xuống.
Khi tạo được một cây bonsai có dáng này thì các nghệ nhân cần nắn cho phần thân cây cong xuống, sau đó để cho ngọn cây mọc theo hướng đi xuống dưới. Tán hoặc cành cây mọc theo chiều mũi tên là xuống và tán cây theo kiểu tháp ngược có phần trên to và nhỏ dần về dưới .
Dáng hoành
Dáng hoành cũng là một dáng khá phổ biến đối với các loại cây thân gỗ cứng hiện nay. Cây sẽ được cho nằm ngang với chậu cây. Nếu các bạn đã từng trông thấy những cây cảnh bonsai có dáng mọc ngang song song với chậu cây thì đó chính xác là dáng hoành.
Thường với những cây bonsai dáng trực thì loại cây phải là cây thân gỗ và có các nhánh lớn ở gốc lên, đặc biệt là phải dễ uốn thì mới có thể tạo được kiểu dáng nằm ngang so với chậu cây.
Dáng trực
Dáng trực là kiểu dáng thẳng, mọi người sẽ thường trông thấy khá cây bonsai được trồng thẳng đứng theo hình cây nấm hoặc là hình thẳng đứng theo chiều hướng lên trên. Với những cây dáng trực thì thông thường các nghệ nhân sẽ lựa chọn những cây có nhiều nhánh hoặc các loại cây bụi.
Gợi ý một số mẫu cây sung bonsai đẹp nhất hiện nay
Như vậy, bài viết vừa rồi đã chia sẻ đến bạn đọc các bước tạo dáng cho cây sung bonsai đúng kỹ thuật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để tham khảo và tự mình thực hiện một cây sung bonsai đẹp cho riêng mình.
Ý kiến bạn đọc (0)