Đất Việt Nam ta quả thật là nhiều quý địa, là nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài cho quốc gia. Chỉ tính riêng từ tỉnh Ninh Bình trở ra mà đã có tới 27 kiểu đất hậu sinh phát đế, tức là đất có thể sinh ra bậc đế vương. Ngoài ra, phải có đến hơn 2.000 ngôi đất kết công hầu khanh tướng, tức là đất có thể sinh ra những bậc anh hào.
Vùng đất Thăng Long xưa, nay là thủ đô Hà Nội, là một ví dụ điển hình cho ngôi đất sinh ra quân vương. Đây là kinh đô của rất nhiều triều đại, nhiều đế vương nước Nam. Trải qua hơn 1000 năm chìm trong khói lửa binh đao, quốc gia chịu ách đô hộ phương Bắc, chỉ đến khi Lý Thái Tổ rời đô về đất này, tình hình quốc gia mới được ổn định và phát triển. Dần dần, Đại Việt vươn mình trở thành một quốc gia cường thịnh, nhận được sự kinh trọng của các nước láng giềng và các vua phương Bắc cũng dè chừng đôi phần. Điều đó đã đủ thấy vượng khí ở vùng đất Thăng Long, nay là Hà Nội là lớn đến mức nào.
Vậy đất hậu sinh phát đề là gì? Hiện nay 27 kiểu đất hậu sinh phát đề tại Việt Nam được phân bố ở những vùng nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Khám phá 27 kiểu đất hậu sinh phát đế
Đối với những người ham mê tìm hiểu về phong thuỷ, xem thế đất thì cài tên Cao Biền chắc chắn không xa lạ gì. Đây là một người có ảnh hưởng rất lớn đến phong thuỷ tại Việt Nam.
Cao Biền (821 – 887), người U Châu (thuộc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay). Ông vốn là tướng nhà Đường được cử sang Giao Chỉ (tên gọi cũ của nước ta dưới ách đô hộ phương Bắc) Ông được biết là một vị quan trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, được Vua Đường Ý Tông sai sang Giao Châu để giữ chức Tiết Độ Sứ.
Nhiều người cho rằng, thực chất vua nhà Đường khi ấy sai Cao Biền sang làm quan tại nước ta vì vốn biết tài trấn yểm của ông nên muốn ông sử dụng tài năng của mình để triệt đi nguyên khí của nước Nam, khiến hiền tài không được sinh ra, không có ai lãnh đạo người dân khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của nhà Đường. Từ đó, đẩy nhanh công cuộc đồng hoá và sáp nhập lãnh thổ nước ta vào đế quốc phương Bắc.
Trước khi Nam tiến, Vua Đường do lo lắng về linh khí nước Nam quá vượng, nên đã dặn riêng với Cao Biền rằng: “Trưng Thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cả cơ nghiệp nhà Đông Hán; rồi lại Triệu Ẩu, Lý Bôn…Làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam, đi và vẽ bản đồ về cho trẫm”.
Vì thế, Cao Biền đi xem hình thế núi sông, viết sách: “Cao Biền địa lý Tấu thư kiểu tự” nói đến 632 huyệt chính cùng 1517 huyệt bàng. Trong đó có đề cập đến 27 kiểu đất hậu sinh phát đế tại đất Giao Châu khi ấy. Bao gồm:
- Hà Đông: 81 chính, 246 bàng
- Sơn Tây: 36 chính, 85 bàng
- Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ: 65 chính, 155 bàng
- Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An: 183 chính, 483 bàng
- Gia Lâm, Bắc ninh, Đáp Cầu, Bắc Giang, Lạng Sơn : 134 chính, 223 bàng
- Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình: 133 chính, 325 bàng.
- Huyện Thanh Oai: 9 chính; 26 bàng
- Chương Đức (Chương Mỹ và Mỹ Đức): 11 chính; 34 bàng
- Sơn Minh (Ứng Hoà): 9 chính; 26 bàng
- Hoài An: 6 chính; 19 bàng
- Thanh Trì: 11 chính; 41 bàng
- Thường Tín: 11 chính; 41 bàng
- Phú Xuyên: 7 chính; 20 bàng
- Từ Liêm: 11 chính; 34 bàng
- Đan Phượng: 5 chính; 13 bàng
- Cộng: 81 chính; 246 bàng
Ngoài ra, Cao Biền cũng thống kê từ đất Ninh Bình trở ra, tổng cộng có hơn 2000 ngôi đất quý có thể sinh ra các bậc đế vương, anh hùng hào kiệt, trong cuốn sách này để dâng lên vua Đường. Sau này, Vua Lê Thái Tổ, tức Bình Định Vương Lê Lợi, thu thành Đông Quan, bắt được Hoàng Phúc và sách; biết được vua Minh sai Hoàng Phúc xét duyệt và trấn yểm nốt những ngôi đất quý theo sách của Cao Biền ghi chép khi xưa.
Ngoài tập Cao Biền địa lý tấu thư kiểu tự ra thì Cao Biền còn một bản tấu nữa về phong thủy là Cao Biền tấu thư cửu long kinh. Bản tấu này đề cập đến 27 ngôi đại địa có thể phát đến đế vương hay còn gọi là 27 kiểu đất hậu sinh phát đế trên lãnh thổ nước ta thời đó. Trong 27 ngôi đất này có những ngôi đã kết phát rực rỡ như ngôi đất ở Cổ Pháp kết phát ra triều Lý hay ngôi đất ở Tức Mặc – Nam Định đã tạo nên triều đại nhà Trần với chiến công vô tiền khoáng hậu 3 lần đại phá quân Nguyên – Mông, cùng biết bao bậc anh hào được sinh ra trong cùng một thời kỳ.
Chính vì sự e sợ của những ông vua phương Bắc về vượng khí ở nước Nam mà phải sai những bậc cao tay trấn yểm giúp chúng ta biết rằng, đất Việt quả thật là nhiều quý địa. Chỉ tính từ Ninh Bình trở ra mà đã có tới 27 ngôi đất kết Đế vương, hơn 2000 ngôi kết công hầu khanh tướng.
Sau khi Lý Thái Tổ rời đô về đất Thăng Long, thành Đại La cũ thì nước Đại Việt không ngừng phát triển. Dù cũng có những thăng trầm nhưng nhìn chung suốt mấy thế kỷ sau đó, Đại Việt đã vươn mình trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, khiến các triều đại phương Bắc bao lần ôm hận, bờ cõi cùng được mở rộng ra hơn nhiều về phương Nam. Mà lãnh thổ mở rộng như vậy cũng có nghĩa còn nhiều ngôi đất đắc địa, có thể sinh đế vương khác. Có thể ấy vùng đất Thừa Thiên Huế làm ví dụ với triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Long mạch là gì?
Nói đến 27 kiểu đất hậu sinh phát đế thì không thể không nhắc đến long mạch.
Long mạch là những nơi linh khí hội tụ, ẩn hiện mềm dẻo nhưng đầy mạnh mẽ như những con rồng thoắt ẩn thoắt hiện. Đây là điểm giao nhau giữa các thế đất như thanh long ở hướng Đông, bạch hổ ở hướng Tây, chu tước hướng Nam, huyền vũ hướng Bắc.
Do đó, long mạch được biết đến là vị trí đắc địa để xây nhà hay an táng người đã khuất. Ngược nếu long mạch bị trấn yểm thì vùng đất đó sẽ coi như vùng đất “chết”. Ví dụ tiêu biểu là khu vực sông Tô Lịch ở Hà Nội, nơi tương truyền đã bị Cao Biền trấn yểm.
Trong long mạch được phân biệt thành mạch chính và mạch nhánh. Việc đặt huyệt hoặc xây nhà cần được thực hiện ở mạch chính chứ không nên đặt ở mạch nhánh điều đó là không cát.
Các long mạch lên xuống uốn lượn như chim bay, cá nhảy thì được gọi là sinh long đây là huyệt cát. Đối với long mạch cồng kềnh, ngang, ngược như cá chết, cây khô được xem là huyệt hung. Các nhà phong thủy đã chia long mạch thành những loại như cường long, phì long, chân long, sát long, quý long,…
Các loại thế của long mạch
Long mạch cũng giống như con người đều có tổ tiên, cha mẹ được gọi là thái tổ sơn, thiếu tổ sơn,…Trong phong thủy, để có thể tìm được long huyệt người ta trước tiên phải tìm tổ sơn rồi sau đó đi theo long mạch mà dò ra huyệt.
Người ta thường dựa vào hướng lượn vòng của long mạch để chia thành 2 loại là âm long, dương long. Trong đó, dương long là hướng lượn của núi thái tổ theo chiều kim đồng hồ còn đối với âm long là ngược chiều kim đồng hồ.
Nhiều người còn phân chia âm long và dương long theo dòng chảy của 2 bên núi. Đối với dương long là nước bên trái sẽ chảy sang bên phải còn âm long thì ngược lại nước bên phải sẽ chảy qua bên trái.
Người ta thường căn cứ vào hình thái của mạch núi để chia long mạch thành 9 loại khác nhau. Đó là những loại long mạch sau:
- Hồi long: là long mạch có hình thế quay đầu như đang liếm đuôi về Tổ Sơn.
- Xuất dương long: là loại long mạch phát tích ngoằn ngoèo như hình ảnh của con thú xuất chuồng
- Giáng long: có nghĩa là rồng bay xuống mặt đất, đây là long mạch được ví như hình ảnh con rồng bay từ trên trời xuống hạ giới.
- Sinh long: là loại long mạch có hình vòng cung nổi bật với đa dạng các mạch nhánh như chân con rết.
- Phi long: tức là rồng bay, đây là long mạch có thế bay lượn giống như rồng đang bay.
- Ngọa long: ngoạ long tức là rồng nằm, đây là loại long mạch có thế vững vàng tựa như voi đứng, hổ ngồi.
- Ẩn long: đây là loại long mạch kéo dài không được rõ ràng.
- Đằng long: đây là loại long mạch rộng lớn, cao xa tựa như rồng đang vẫy vùng bay lượn trên trời xanh.
- Lãnh quần long: đây là loại long mạch có thế tụ tập như đàn chim đang bay.
Long mạch có ảnh hưởng như thế nào?
Theo quan niệm phong thuỷ, nếu chọn đất làm nhà ngay long mạch thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc và sức khỏe tốt. Hơn nữa, việc làm nhà tại long mạch sẽ giúp gia chủ tránh đi các vấn đề về lũ lụt và không gian thoáng đãng với lưng tựa sườn đồi.
Ngoài ra, một số nhà phong thủy cho rằng việc ngày càng xuất hiện nhiều thiên tai, bão, lũ lụt,…là do con người khai thác, chặt phá rừng, đào bới quá mức làm ảnh hưởng đến long mạch.
Trên đây là những lý giải về long mạch là gì, các loại thế và ảnh hưởng của long mạch đến cuộc sống. Long mạch có tốt cũng có xấu do đó để đảm bảo an toàn cho gia đình khi xây dựng hoặc chôn cất bạn nên tìm người có chuyên môn xem xét trước khi thực hiện.
Kết luận
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về long mạch cũng như ảnh hưởng của long mạch, tiêu biểu nhất chính là 27 kiểu đất hậu sinh phát đế, những thế đất theo phong thuỷ cho rằng là nơi có thể sinh ra những bậc quân vương cho đất nước. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích với bạn.
Ý kiến bạn đọc (0)