- 1. Trần thạch cao là gì?
- 2. Trần thạch cao phòng ngủ và phân loại
- 3. Ưu điểm của trần thạch cao
- 4. Có nên làm trần thạch cao cho phòng ngủ hay không?
- 5. Báo giá các mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp phổ biến nhất
- 6. Một số mẫu trần thạch cao phòng ngủ, vách thạch cao đẹp nhất hiện nay
- 7. Một số lưu ý khi lắp đặt trần thạch cao cho phòng ngủ
Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về không gian nghỉ ngơi ngày càng được coi trọng, đặc biệt là trong việc thiết kế và trang trí phòng ngủ. Trong đó, trần phòng ngủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên kết cấu và diện mạo chung của cả căn phòng. Với sự tiện dụng mà vật liệu thạch cao mang lại thì trần thạch cao hiện đang là loại trần rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi cho các không gian phòng ngủ. Hãy cùng Xem 40 mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp không thể bỏ qua 2022 trong bài viết để hiểu hơn tại sao loại trần thạch cao này lại được ưa chuộng đến như vậy nhé!
1. Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một giải pháp toàn diện về trần nhà cho các công trình xây dựng và trang trí nội thất, nhà ở,…Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì trần thạch cao là một lại trần được làm từ những tấm thạch cao được liên kết và cố định lại với nhau bằng hệ khung xương vững chắc. Trần thạch cao thông thường được lắp đặt dưới lớp bê tông của trần nhà.
Ở một số địa phương, trần thạch cao còn được gọi bằng cái tên khác là trần giả hay la phông.
- Cấu tạo của trần thạch cao gồm:
– Tấm thạch cao
– Khung xương
– Các phụ kiện đi kèm hoặc vật liệu khác nếu như làm hệ trần tính năng.
2. Trần thạch cao phòng ngủ và phân loại
Sở dĩ được gọi là Trần thạch cao phòng ngủ là bởi vì đây là loại trần thạch cao được lắp đặt cho phòng ngủ. Hiện nay trần thạch cao đang được đánh giá là một giải pháp tối ưu cho nhà ở hiện đại giúp cho không gian trở nên thoáng mát và sạch sẽ cũng như tiện lợi hơn. Có rất nhiều mẫu trần thạch cao dành cho phòng ngủ trên thị trường, để người mua hàng có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn thì người ta phân loại chúng ra dựa trên 1 số tiêu chí như sau:
- Theo hệ thống khung: Trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi.
- Theo tính chất: Trần thạch cao chống cháy, trần thạch cao cách nhiệt, trần thạch cao chống ẩm, trần thạch cao cách âm và trần thạch cao chống nóng.
- Theo hình dạng: Trần thạch cao hiện đại, trần thạch cao cổ điển và trần thạch cao tân cổ điển.
3. Ưu điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao ngày nay so với sản phẩm như là tấm trần nhựa, trần nhựa giả gỗ hay là các loại trần gỗ trang trí thì trần thạch cao vẫn được các kiến trúc sư, các chủ nhà hay các chủ đầu tư ưa chuộng hơn cả trong xây dựng bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội sau:
- Trần thạch cao giúp che lấp các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông và các hệ thống thiết bị ống điều hòa, các hệ thống điện và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Trần thạch cao có bề mặt rất phẳng, mịn và bóng nên có thể sơn nhiều màu sắc tùy ý và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của người tiêu dùng
- Trần thạch cao có thể dễ dàng kết hợp được với các hệ thống đèn trang trí hay các phụ kiện khác giúp làm cho căn phòng trở nên sinh động hơn rất nhiều, làm nâng tầm giá trị cho ngôi nhà của bạn.
- Trần thạch cao còn có khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả giúp giảm chi phí sử dụng điện điều hòa trong mùa hè oi nóng.
- Trần thạch cao với đặc điểm vượt trội của vật liệu thạch cao đó là độ an toàn đối với sức khỏe của con người và thân thiện với môi trường do thành phần không chứa các hóa chất độc hại.
- Trần thạch cao cũng có trọng lượng khá nhẹ nên giúp làm giảm tải trọng cho thiết kế kết cấu của công trình xây dựng, giảm bớt áp lực cho móng, giúp tiết kiệm cột và sắt chống… ước tính nó có thể làm giảm 15% phí xây dựng cho công trình.
- Trần thạch cao rất dễ lắp ghép và thuận tiện trong việc tháo dỡ, di chuyển. Thêm vào đó, thời gian thi công cũng rất nhanh giúp tiết kiệm chi phí thi công công trình
- Độ bền của trần thạch cao đã được đánh giá là rất cao, quá trình thi công trần thạch cao trải qua nhiều bước, với quy trình thi công nghiêm ngặt nên hệ thống trần thạch cao sẽ trở thành một khối khá vững chắc và có độ bền có thể lên tới 20 năm.
- Giá thành trần thạch cao hiện nay rẻ hơn rất nhiều so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác.
4. Có nên làm trần thạch cao cho phòng ngủ hay không?
Phòng ngủ có nên làm trần thạch cao không là một câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm. Để trả lời câu hỏi này thì trước tiên các bạn cần quan tâm đến kinh phí mà bạn dự định bỏ ra cho không gian phòng ngủ. Nếu như kinh phí không phải vấn đề đối với bạn thì bước tiếp xem đó là xem tổng thể thiết kế của căn nhà cũng như là chiều cao của phòng ngủ.
Một số phòng ngủ ở ngay dưới mái tôn thì nên có trần thạch cao vừa giúp đảm bảo chống nóng lại vừa mang đến cho bạn một căn phòng xinh tươi đúng như ý muốn. Hay đối với phòng ngủ dành cho vợ chồng nếu muốn thiết kế theo phong cách tân cổ điển thì ngoài thạch cao ra khó có vật liệu nào khác làm được.
Riêng đối với phòng ngủ của trẻ em, để tạo được các màu sắc và nhiều hình hài khác biệt thì sử dụng trần thạch cao sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.
Bạn có thể yên tâm bởi chất lượng của hệ thống khung gầm và tấm thạch cao hiện nay đã và đang ngày càng được tăng lên. Độ bền của trần thạch cao có thể lên đến vài chục năm nếu không bị ảnh hưởng bởi nước.
5. Báo giá các mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp phổ biến nhất
BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG LÀM TRẦN THẠCH CAO GIÁ RẺ MỚI NHẤT 2022
Sản phẩm trần vách thạch cao | Đơn giá |
Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) | |
Giá thi công trần thạch cao khung xương thường | 130.000 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 145.000 |
Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm | |
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường | 130.000 |
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 140.000 |
Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm | |
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường | 145.000 |
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 155.000 |
Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) | |
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường | 185.000 |
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 200.000 |
Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) | |
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường | 200.000 |
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường | 230.000 |
Lưu ý: Giá trên được tính theo M2
6. Một số mẫu trần thạch cao phòng ngủ, vách thạch cao đẹp nhất hiện nay
1. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp
2. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ giật cấp
3. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ cao cấp
4. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ nhà chung cư
5. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ cao cấp
6. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ ấn tượng
7. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ giật cấp
8. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ nhà biệt thự
9. Mẫu trần thạch kết hợp với đèn trần tinh tế
10. Mẫu trần thạch cao màu trắng kết hợp với tím thủy chung
11. Mẫu trần thạch cao phong cách tân cổ điển
12. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ tinh tế
13. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ bé gái
14. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ vợ chồng
15. Mẫu trần thạch cao phẳng nhà chung cư
16. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ sang trọng
17. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ cầu kỳ, ấn tượng
18. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ hiện đại
19. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ độc đáo
20. Mẫu trần thạch cao kết hợp giấy gián tường
21. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp sang trọng
22. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ cao cấp
23. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẳng cấp
24. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ hiện đại
25. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp, tinh tế
26. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp hiện đại
27. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ nhà chung cư
28. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ hạnh phúc thăng hoa
29. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ ấm úng, hạnh phúc
30. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ cao cấp, sang trọng
31. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp, hiện đại
32. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp lộng lẫy
33. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ nhỏ nhà chung cư
34. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ hiện đại
35. Mẫu trần thạch cao giật cấp hiện đại
36. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ sang trọng
37. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ màu hồng trẻ trung
38. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ hiện đại
39. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ sang trọng
40. Mẫu trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển
7. Một số lưu ý khi lắp đặt trần thạch cao cho phòng ngủ
Để trần thạch cao của phòng ngủ đi vào hoạt động một cách tốt nhất và có độ bền cao nhất thì bạn cần lưu ý những điều sau trong quá trình lắp đặt trần nhé:
- Trước khi thực hiện lắp đặt trần thạch cao, bạn cần đặt chúng nằm phẳng trên mặt sàn để giúp chúng không bị uốn cong.
- Những đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp sẽ rất ít khi sử dụng keo dán trên trần nhà, 1 phần là vì trần nhà có thể bị tháo rời hoặc thay thế mà thay vào đó họ sẽ khoan vít tấm thạch cao có ren thô ở những cạnh tấm. Sau đó vặn thêm các vít vào để giúp ổn định tấm thạch cao.
- Lắp đặt trần thạch cao chính là cách nhanh nhất có thể che đi những khuyết điểm của trần nhà.
- Khi cố định tấm thạch cao dày 1,25 cm, bạn có thể sử dụng vít 5cm nhưng loại tối ưu nhất vẫn là vít 3cm, tuy nhiên sẽ khó khoan lỗ hơn nhiều và bạn nên tránh vít xoắn.
- Bạn nên chuẩn bị một chiếc thước chữ T, nó vô cùng hữu ích trong quá trình lắp đặt trần thạch cao
- Tấm thạch cao sẽ bao gồm nhiều độ dày khác nhau, tốt nhất bạn hãy chọn loại có độ dày 1,6cm hoặc cũng có thể mua trần dày 1,25cm.
- Một lưu ý quan trọng nhất khi lắp đặt trần thạch cao cho phòng ngủ đó là cần phải lựa chọn được đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp. Nên nhớ rằng tiền nào của nấy, không nên ham rẻ để tránh cảnh tiền mất tật mang hoặc thậm chí nó còn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn trong quá trình sử dụng.
Trên đây là bài viết Xem 40 mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp không thể bỏ qua 2022 gợi ý dành cho bạn, tùy vào từng chức năng và nhu cầu sử dụng mà hãy chọn thiết kế kiểu trần thạch cao thích hợp với các tính năng chống ẩm hay cách âm phòng…phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)