- Cấu tạo của phần sân cỏ nhân tạo
- Quy trình cách thi công sân cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn
- Thi công mặt nền sân cỏ
- Chuẩn bị phần mặt nền hạ của sân
- Thi công phần nền sân hạ cho sân cỏ nhân tạo
- Một số lưu ý khi thi công mặt nền sân
- Định vị phần sân
- Xây bó vỉa, hệ thống thoát nước
- Tạo độ dốc và làm nền
- Thi công bề mặt cỏ của sân nhân tạo
- Chi phí để thi công sân cỏ nhân tạo
- Thi công sân cỏ nhân tạo dành cho 7 người
- Thi công sân cỏ nhân tạo dành cho 11 người
Sân cỏ nhân tạo là một trong những loại hình sân tập được ưa chuộng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cách thi công sân cỏ nhân tạo ở trên những nền sân khác nhau với việc áp dụng những loại hình kỹ thuật tiên tiến được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vậy nên việc hiểu rõ được hạng mục thi công cũng như cách thức thi công sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề và từ đó có những sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất với không gian bạn lựa chọn. Chúng ta hãy đi khám phá về cách thi công cỏ nhân tạo thôi nào.
Cấu tạo của phần sân cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo hiện nay đang được rất ưa chuộng, áp dụng cho rất nhiều loại hình công trình khác nhau như: cỏ nhân tạo treo tường, cỏ nhân tạo sân vườn hay đối với cỏ nhân tạo sân bóng đá trực tiếp,… thì cũng thường sẽ có cấu tạo khá là giống nhau.
Phần sân cỏ nhân tạo sẽ được hình thành đến từ 6 lớp, với mỗi lớp sẽ có cho mình một yêu cầu về kỹ thuật, công dụng khác nhau nhưng đều rất quan trọng, cụ thể như:
- Phần nền hạ: Đây được xem là phần chân của mặt cỏ sân nhân tạo. Với mặt nền được xử lý tốt, vững chắc được xem là yếu tố đầu tiên để đánh giá được một mặt sân cỏ nhân tạo có đạt chất lượng chuẩn hay không.
- Phần đá base: Được xem là lớp vật liệu nằm trải dài lên trên nền hạ giúp hỗ trợ cho việc tạo độ nén, độ chịu lực và độ cứng cho sân. Thông thường thì người ta thường sử dụng phần đá dăm để áp dụng cho việc xây dựng này.
- Phần lớp cỏ nhân tạo: đây được xem là vật liệu rất giống với cỏ thật, được sử dụng vào việc phủ tạo phần sân cỏ nhân tạo.
- Phần cao su và lớp cát ở trên cùng: được làm vật phủ các thảm cỏ nhân tạo sau khi sân đã được phủ cao su và cát cho mặt sân.
Quy trình cách thi công sân cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn
Thi công mặt nền sân cỏ
Để giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cách thi công sân cỏ nhân tạo thì chúng ta cần phải đi tìm hiểu chi tiết thông qua từng bước. Để từ đó có thể xây dựng được một bề mặt sân cỏ nhân tạo sao cho hoàn hảo nhất.
Chuẩn bị phần mặt nền hạ của sân
- Chúng ta cần phải chuẩn bị mặt bằng, tiến hành làm sạch cỏ và những chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, sử dụng thêm máy gạt hoặc máy xúc để dễ dàng hơn trong việc san phẳng bề mặt.
- Sau đó tiến hành phun thuốc diệt cỏ diệt trừ sâu bệnh để đảm bảo cho cỏ trong sân luôn xanh tươi.
Thi công phần nền sân hạ cho sân cỏ nhân tạo
- Ngay sau khi san phẳng và xử lý xong phần bề mặt thì chúng ta sẽ tiến hành việc trải đá cho sân cỏ. Chúng ta nên sử dụng những loại đá nhỏ để dễ dàng trong việc trải nền mặt. Tránh việc sử dụng những loại đá to hay đá hộc sẽ làm tăng độ cứng và nén của mặt nền.
- Việc phun nước lên lớp đá sẽ giúp cho quá trình tu nén trở nên dễ dàng hơn.
- Bên cạnh đó sử dụng máy lu vào trong sân để lu lèn lại phần nền hạ sẽ giúp cho việc đảm bảo được lớp nền đất sẽ được ổn định trong dài lâu hơn, tránh xảy ra các hiện tượng sụt, lún gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sân cỏ sau này.
- Thông thường, xe lu từ 10 đến 12 tấn dùng để lu sân sẽ có độ nén với nền đất đạt mức K=0.9~0.95. Chúng ta nên chú ý đến mức độ nghiêng của sân sẽ thường là từ 3-0.5% thì đó sẽ là mức đạt chuẩn.
Một số lưu ý khi thi công mặt nền sân
Trong quá trình thi công sân chúng ta cũng cần chú ý đến một vài lưu ý nhỏ đối với mặt sân đó là:
Định vị phần sân
Trong quá trình thi công thì việc xác định được vị trí sân, vị trí xây dựng thoát nước, hay các công trình phụ đi kèm như toilet, căn tin…rất quan trọng và cần thiết. Việc chọn được vị trí thoát nước tốt sẽ giúp cho sân trở nên thuận tiện hơn cho người chơi rất nhiều.
Xây bó vỉa, hệ thống thoát nước
- Khách hàng nên chú ý sử dụng gạch thẻ (hoặc sử dụng gạch ống) với mức xây dày từ 100~200(mm). Tuy nhiên cũng sẽ tuỳ vào từng mức độ chiều cao của bó vỉa thông thường là 200mm và phần bên dưới lót của lớp bê tông đá sẽ là 4×6 hay là đá 1×2 M150.
- Chú ý xây tường bó vỉa cao hơn so với phần mặt nền hạ thường là 10cm.
- Nên xây dựng mương thoát nước rộng cỡ khoảng 25cm, với chiều cao 25cm (hay còn gọi là điểm khởi thuỷ) với độ dốc mương khoảng 0.2%, cùng với tấm đan đậy dài 50cm, rộng 35cm, được khoét ở 2 đầu.
Tạo độ dốc và làm nền
- Với mức đổ đá 0×4, chúng ta nên dùng xe rùa để chia ra thành từng đống nhỏ, sau đó dùng cào san để san ra từng lớp. Chiều dày lớp đá trong mức 0x4 là 13-15cm khi chưa lu lèn. Sau khi san với độ dốc là 0.3~0.5% và tiến hành lu lèn chặt. Hãy dùng dây để căng ra kiểm tra mức độ phẳng của phần nền. Với độ dốc của lớp đá là 0×4 sẽ có độ dốc là 0.3~05%.
- Khi đổ thêm lớp đá mi tạo ra độ dốc 0.3~0.5%, với hình dạng mu rùa. Lấy lu lèn sao cho chặt. Hãy dùng thêm dây căng để từ đó kiểm tra được độ dốc và độ phẳng của nền. Theo ước tính thì độ cao đến từ lớp đá base có thể lên đến khoảng 2~4cm.
- Sau khi kết thúc phần thi công của nền hạ, thì chúng ta có thể bắt tay ngay vào việc thi công lắp đặt phần mặt cỏ nhân tạo.
Thi công bề mặt cỏ của sân nhân tạo
Khi tiến hành thi công bề mặt cỏ nhân tạo thì người làm cũng cần chú ý đến những điều kiện cần để có thể tiến hành thi công được mặt cỏ:
- Đối với nhiệt độ xung quanh của môi trường phải trên 13 độ C.
- Nếu có gặp phải trời mưa thì cần phải để khô trong vòng 24 giờ sau đó mới có thể tiến hành thi công mặt cỏ nhân tạo.
- Nên lắp đặt cỏ khi nào thời tiết khô ráo, nắng đẹp sẽ giúp tạo ra hiệu quả tốt hơn vì ở trong quá trình lắp đặt cỏ thường sẽ sử dụng nhiều keo dán để liên kết, dán các thảm cỏ lại với nhau.
Các bước để có thể thi công lắp đặt được phần mặt cỏ cho sân nhân tạo, chúng ta có thể tham khảo thứ tự các bước sau:
Bước 1: Việc vận chuyển cỏ
Tiến hành di chuyển đưa cỏ nhân tạo đến sân bóng hoặc nơi cần thi công. Sau đó dùng dao, kéo, để cắt đi phần lớp vỏ đang bọc bên ngoài của các cuộn cỏ nhân tạo. Sau đó đưa cỏ nhân tạo đến với khu vực chính cần trải thảm cỏ.
Bước 2: Tiến hành trải thảm cỏ cho sân
Khi tiến hành việc trải thảm cỏ cho sân, chúng ta nên chú ý dàn trải đều thảm cỏ theo chiều ngang hoặc chiều rộng. Các thảm cỏ phải được đặt sát nhau, từ đó sẽ thuận lợi hơn trong việc dán liên kết với các thảm cỏ khác.
Bước 3: Tiến hành thi công đường biên cho sân
Việc cắt, ghép để tạo được đường viền và đường biên dành cho sân được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Sẽ tuỳ thuộc theo từng loại sân mà chúng ta thường có những sự lắp đặt khác nhau như:
- Đối với những đường biên thẳng: người làm sẽ tiến hành bằng việc dùng dao rạch phần thảm cỏ ra để tạo ke ghép vào với phần cỏ trắng, sau đó dùng thước để kẻ đường biên được thẳng. Sau đó tiến hành rọc dọc để thành một đường có bản rộng 80mm.
- Đối với những đường biên cong: người làm sau khi dùng dao để rạch kết hợp với việc sử dụng dây chì giúp tạo hình compa để quay theo bán kính. Và sau đó sẽ tiến hành cắt để tạo thành đường công với độ rộng 80mm.
Bước 4: Tiến hành trải cát và đánh cát
Với phần sân được trải lớp cát dày từ khoảng 2.5~2.7cm, sẽ được chia ra thành nhiều lần rải có thể là bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên hãy chú ý phần mặt sân và cát phải được khô hoàn toàn thì chúng ta mới có thể thi công được. Hãy dùng máy tính cỏ hoặc bồ cào chuyên dụng để từ đó đánh cát sao cho đều sân.
Bước 5: Tiến hành trải hạt cao su
Ngay sau quá trình trải lớp cát ở sân thì chúng ta sẽ tiến hành trải thêm một lớp cao su với độ dày khoảng 0.8~1 cm. Trung bình hạt cao su này sẽ có khối lượng khoảng từ 5kg – 8 kg /1m2 với nền cỏ. Chúng ta có thể trải bằng máy hoặc áp dụng đơn giản bằng tay.
Sau đó, hãy sử dụng máy đánh cỏ hoặc bồ cào chuyên dụng để đánh cho những hạt cao su có thể rớt đều xuống sân. Phần hạt cao su này có thể giúp cho cỏ được đứng thẳng hơn nhiều. Từ đó giúp mặt sân cỏ nhân tạo sẽ giống với cỏ thật nhất có thể.
Chi phí để thi công sân cỏ nhân tạo
Bên cạnh việc tìm hiểu được quy trình, cách để thi công sân cỏ nhân tạo thì nhiều anh em cũng sẽ băn khoăn, tò mò để tìm hiểu về chi phí của việc làm cỏ nhân tạo hết bao nhiêu. Khách hàng bên cạnh việc tìm hiểu về chi phí cũng hãy chú ý tìm hiểu thêm về đơn vị thi công sao cho an toàn, uy tín nhé. Chúng ta hãy điểm sơ qua về bảng giá làm sân cỏ nhân tạo nhé.
Thi công sân cỏ nhân tạo dành cho 7 người
Đối với mô hình sân cỏ nhân tạo dành cho 7 người sẽ có sự dự toán kinh phí của những hạng mục cần chuẩn bị như sau:
Tên mặt hàng | Đơn giá(VNĐ) | Đơn vị tính | Số lượng | Thành tiền(VNĐ) |
Cỏ nhân tạo sân bóng | 200.000 | M2 | 1500 | 300.000.000 |
Đèn(400W) | 830.000 | Chiếc | 36 | 29.880.000 |
Cột(đèn, lưới) | 3.950.000 | Cột | 18 | 71.100.000 |
Lưới chắn bóng | 10.500 | M2 | 3600 | 37.800.000 |
Khung thành | 4.000.000 | Chiếc | 2 | 8.000.000 |
Tổng chi phí hết tổng: 446.780.000 đồng (VNĐ)
Thi công sân cỏ nhân tạo dành cho 11 người
Cũng giống như sân cỏ nhân tạo dành cho 7 người thì mô hình sân cỏ nhân tạo dành cho 11 người cũng không có quá nhiều sự khác biểu. Sự khác biệt nhỏ đó là chi phí thi công sẽ tốn nhiều hơn bởi đơn giản diện tích lớn hơn.
Tên của mặt hàng | Đơn giá(VNĐ) | Đơn vị tính | Số lượng | Thành tiền(VNĐ) |
Cỏ nhân tạo sân bóng | 200.000 | M2 | 4.800 | 960.000.000 |
Đèn(400W) | 830.000 | Chiếc | 72 | 59.760.000 |
Cột(đèn, lưới) | 3.950.000 | Cột | 36 | 142.200.000 |
Lưới chắn bóng | 10.500 | M2 | 6.000 | 63.000.000 |
Khung thành | 4.000.000 | Chiếc | 2 | 8.000.000 |
Tổng chi phí hết tổng khoảng: 1.173.259.760 đồng (VNĐ)
Trên đây là những thông tin về cách thi công sân cỏ nhân tạo và bảng giá thi công dự kiến mà chúng tôi đã đi thu thập được. Sẽ tùy vào từng vị trí, kích thước, nhu cầu thi công sân cỏ khác nhau thì chi phí thi công cũng sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Mong rằng với thông tin tuy không quá nhiều những sẽ giúp bạn trong việc cho ra những loại hình sân cỏ đẹp nhất.
Ý kiến bạn đọc (0)